Xuất bản thông tin

null Chuyển đối số mạnh mẽ thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chi tiết bài viết Chuyển đổi số

Chuyển đối số mạnh mẽ thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngày 17/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng phát triển với những tư duy để mới, tầm nhìn mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới nhưng cụ thể tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghị quyết đã đề ra hệ thống 5 nhóm quan điểm chỉ đạo có tính toàn diện, đồng thời cũng là những nội dung trọng tâm làm cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Trong các nhóm quan điểm chỉ đạo đó đáng chú ý là coi trọng phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ảnh minh hoạ

Trên thực tế, công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam đã có bước chuyển mình ngoạn mục. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 02 bậc so với năm 2022. Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (hạng 5) và Malaysia (hạng 36), Thái Lan (hạng 43). Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đánh giá Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. 

Quá trình chuyển đổi số được tích cực thúc đẩy ở mọi mặt của đời sống xã hội. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số/GDP đạt khoảng 15%.

Cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tăng cường ứng dụng KHCN, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ. Như vậy, vai trò của chuyển đổi số là vô cùng quan trọng.

Chính phủ hiện nay đang nỗ lực tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh, bền vững. Đồng thời, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, phong trào khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi như công nghiệp chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, hydrogen…

Bên cạnh đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện 03 Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng; sẽ khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia vào ngày 28/10/2023 tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, 19 chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 và 2021-2030 đang được triển khai theo định hướng: phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản, các hướng công nghệ ưu tiên, các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của đất nước hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia và gắn kết với lộ trình công nghệ của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với nội dung Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), chợ công nghệ và thiết bị (Techmart), chợ công nghệ và thiết bị trực tuyến (Techmart online), công tác hỗ trợ các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu công nghệ tiếp tục được triển khai hiệu quả; cơ sở dữ liệu về công nghệ liên tục được cập nhật. 

Chất lượng giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên; Học sinh Việt Nam đạt nhiều thành tích cao tại các kỳ thi quốc tế; nhiều nhà khoa học có uy tín được thế giới vinh danh. Năm 2023, đội tuyển tham dự các Kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế đều đạt thành tích cao. Nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế (năm 2023, có 05 đại diện lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới của Quacquarelli Symonds).

Theo bảng xếp hạng của Research.com (tháng 3/2023), 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng thế giới ở 07 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và Khoa học xã hội và nhân văn.

Những nền tảng như vậy là rất quan trọng để hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số để thực hiện mục tiêu cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ KHCN, đổi mới sáng tạo; tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững.

Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet