Xuất bản thông tin

null Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2023 - Định hướng nhiệm vụ chiến lược cho hoạt động SHTT trong năm 2023 phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết bài viết Vấn đề quan tâm

Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2023 - Định hướng nhiệm vụ chiến lược cho hoạt động SHTT trong năm 2023 phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội

Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời định hướng nhiệm vụ chiến lược cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Báo cáo của Cục SHTT, năm 2022 số lượng đơn nộp vào Cục SHTT tăng khá cao, trong đó đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng 3,3% so với năm 2021; lượng văn bằng bảo hộ cấp ra tăng 8,3% so với năm 2021. Kết quả giải quyết đơn đơn khiếu nại và đơn đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ tăng 18%; số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ SHCN tăng 18%, kết quả xử lý các loại đơn sau cấp văn bằng bảo hộ tăng 4% so với năm 2021. Cụ thể: cả nước có 51.028 đơn đăng ký của các tổ chức cá nhân trong nước bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp trong đó có 895 đơn sáng chế, 454 đơn về giải pháp hữu ích, 1996 đơn về kiểu dáng công nghiệp, 47.683 đơn về nhãn hiệu; riêng tỉnh Đồng Tháp có 296 đơn đăng ký tại Cục SHTT được công bố (217 đơn đăng ký nhãn hiệu, 17 đơn về kiểu dáng công nghiệp, 02 đơn về sáng chế/giải pháp hữu ích) và có 194 văng bằng bào hộ được cấp (183 giấy chứng nhận nhãn hiệu, 11 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu kiến nghị Cục SHTT thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng them hiệu hoạt động quản lý nhà nước về SHTT phạm vi cả nước nói chung và tại địa phương nói riêng như: (i) Đẩy mạng công tác tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương, qua đó huy động được các nguồn lực của địa phương góp phần chủ động triển khai nhiệm vụ phát triển tài sản trí tuệ ; (ii)  Đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nói riêng ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá, phát triển hình ảnh, khẳng định vị thể cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực Việt Nam trên thị trường quốc tế; (iii) Lồng ghép hiệu quả giữa sở hữu trí tuệ và sản phẩm OCOP; (iv) tập trung đào tạo, tâp huấn, hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể quyền.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ KH& đã tặng thưởng Bằng khen cho một số đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động QLNN về SHTT trong năm 2022. Trong đó Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp được Bộ trưởng Bộ KH& đã tặng thưởng Bằng khen cho tập thể Phòng Quản lý công nghệ và chuyên ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nứớc về sở hữu trí tuệ năm 2022.

Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động QLNN về SHTT trong năm 2022

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đánh giá cao Cục SHTT và Sở KH&CN Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023. Thứ trưởng cho rằng, Hội nghị là một diễn đàn quan trọng để đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động SHTT ở các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng cũng lưu ý Cục SHTT và các Sở KH&CN cần triển khai tốt một số công việc như: Tổ chức và triển khai có hiệu quả Luật SHTT sửa đổi; tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT quốc gia; tăng cường hiệu quả của công tác thực thi quyền SHTT, bao gồm nâng cao vai trò của công tác thanh tra về SHTT ở Trung ương và địa phương; xây dựng các tài liệu hướng dẫn về công tác QLNN về SHTT để thống nhất cách làm trên cả nước; đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn về SHTT, đặc biệt là đối với các doạnh nghiệp./.

Ngọc Hương – Phòng QLCN&CN